Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Công tác bảo vệ môi trường ngành y tế: Thực trạng và giải pháp khắc phục

Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng và Môi trường, thì Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại hiện cả nước có trên 1000 bệnh viện có giường bệnh; 14 viện/trung tâm tuyến trung ương và khu vực; 189 trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh; 686 trung tâm y tế huyện/dự phòng tuyến huyện; 181 công ty, xí nghiệp sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế xã, phường. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế này khoảng 350 tấn/ngày, trong đó có 40,5 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại.


Thực trạng về việc xử lý chất thải y tế

Theo thống kê hiện tại có 351 bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải lỏng còn hoạt động tốt, 835 bệnh viện cần phải sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới hệ thống xử lý chất thải lỏng (số liệu đến cuối năm 2009).

Đối với chất thải rắn y tế có 95,6% bệnh viện có phân loại chất thải rắn, 90,9% bệnh viện thực hiện thu gom chất thải rắn y tế hàng ngày nhưng chỉ có khoảng 50% các bệnh viện trên phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đúng quy định. Hiện nay phương tiện thu gom chất thải y tế như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác... còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chế quản lý chất thải y tế (Bộ Y tế). Có 35% bệnh viện có lò đốt chất thải y tế nhưng công suất sử dụng chưa hợp lý và việc xử lý khí thải còn gặp nhiều khó khăn. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại



Tại cơ sở y tế thuộc hệ y tế dự phòng đa số xử lý nước thải bằng bể tự hoại. Có 17% trung tâm y tế dự phòng sử dụng các lò đốt thủ công trong xử lý chất thải rắn y tế. Số còn lại các cơ sở này ký hợp đồng với bệnh viện trên địa bàn để xử lý.

Hoạt động của các cơ sở đạo tạo y, dược cũng làm phát sinh chất thải y tế nhưng việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải còn hạn chế.

Theo thống kê cả nước có 90 cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP và có hệ thống xử lý chất thải. Các cơ sở còn lại chưa có số liệu thống kê báo cáo.

Giải pháp khắc phục

Thời gian qua, Bộ Y tế đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường y tế nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế và cộng đồng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Được biết kinh phí bảo vệ môi trường trích từ 1% GDP đã được Chính phủ cấp cho Bộ Y tế nhằm trang bị các phương tiện, máy móc thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải y tế, quan trắc môi trường, đặc biệt ưu tiên giải quyết các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Quy chế quản lý chất thải do Bộ Y tế ban hành ngày 30/11/2007 nhằm kiểm soát ô nhiễm chất thải y tế tại nguồn đã giúp cho các cơ sở thực hiện tốt hơn việc quản lý chất thải, đặc biệt là các chất thải y tế nguy hại. Hiện tại Bộ Y tế đang chỉ đạo các đơn vị xây dựng mô hình và áp dụng các công nghệ xử lý chất thải y tế phù hợp và thân thiện với môi trường. Bcao chất thải nguy hại



Tuy nhiên việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của ngành y tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức: Việc đầu tư kinh phí, trang thiết bị, giải pháp về công nghệ cho các hoạt động bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu; Mạng lưới cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường ngành y tế chưa được kiện toàn, năng lực cán bộ (đặc biệt tại địa phương) chưa đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường của nhân viên y tế và cộng đồng còn hạn chế. Cơ chế chính sách về bảo vệ môi trường chưa hoàn chỉnh, đặc biệt chưa có một kế hoạch tổng thể về triển khai công tác bảo vệ môi trường trong ngành y tế. Sổ chủ nguồn thải

Căn cứ vào thực trạng trên và các văn bản pháp luật của Nhà nước và Bộ Y tế đã ban hành liên quan đến công tác bảo vệ môi trường y tế nói chung và chất thải y tế nói riêng, ngày 28/5/2009 Bộ Y tế đã ra Quyết định số 1873/QĐ-BYT ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009 - 2015, trên cơ sở xác định những nhiệm vụ cụ thể với những giải pháp phù hợp theo lộ trình nhằm giải quyết cơ bản các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Mục tiêu của kế hoach này là giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do các cơ sở y tế có nguy có gây ô nhiễm cao nhằm bảo vệ sức khỏe của nhân viên y tế, cộng đồng dân cư và hạn chế mức thấp nhất các tác động gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng môi trường.

(Chuyên mục này có sự phối hợp của Cục Y tế Dự phòng và Môi trường- Bộ Y tế)
Thu Hằng (Sức khỏe & Đời sống).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét